0915.635.432 (CSKH) 0913.128.967 (BS Chi)
Thứ 2 - thứ 7: 7h - 19h Chủ nhật: 7h - 11h T2 - T7: 7h - 19h CN: 7h - 11h
search

Mụn nội tiết: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách chăm sóc

Mụn nội tiết (hormonal acne) hình thành do sự thay đổi các hormon trong cơ thể mỗi người. Ước tính khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi 13-25 (còn gọi là mụn dậy thì) và 25% ở độ tuổi 40-50 (thời kỳ tiền mãn kinh) bị mụn nội tiết. Mụn nội tiết không phải là vấn đề da liễu nguy hiểm nhưng khiến nhiều người tự ti về vẻ ngoài của mình. Vậy mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc ra sao? Hãy cùng tham khảo thông tin từ bài viết sau.

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết thường được gọi chung là mụn trứng cá, bệnh xuất hiện do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Mụn nội tiết ảnh hưởng đến mọi nhóm tuổi, phổ biến vẫn là lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là giai đoạn cơ thể có những thay đổi nhất định khiến nội tiết tố rối loạn, hình thành mụn nội tiết.

Mụn nội tiết là tình trạng da liễu phổ biến tại Hoa Kỳ. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) ước tính, ở mọi thời điểm bất kỳ, có đến 50 triệu người nước này bị mụn nội tiết.

1. Đặc điểm mụn do nội tiết tố

  • Ở tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T (gồm trán, mũi, cằm). 
  • Với người trưởng thành, mụn mọc ở phần dưới khuôn mặt, gồm 2 má và vùng da quanh xương hàm. 
  • Mụn đầu đen, đầu trắng, u nang. 
  • Nhân mụn nằm sâu dưới da, viêm, sưng đỏ gây đau.
  • Mụn nội tiết dễ xuất hiện trong các trường hợp: tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, thời kỳ mang thai, sự gia tăng quá mức nồng độ androgen (nội tiết tố kích thích sự tăng tiết bã nhờn).
  • Lượng hormone thay đổi có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn như: gây viêm da toàn thân, tăng tiết mồ hôi và bã nhờn từ các lỗ chân lông, tế bào da bị tắc trong nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển gây mụn.

2. Mụn trứng cá do mãn kinh

Mụn trứng cá ở giai đoạn mãn kinh hay tiền mãn kinh đều là một dạng của mụn nội tiết. Tất cả mụn trứng cá đều bắt nguồn từ lỗ chân lông bị tắc nhưng mụn ở tuổi thiếu niên và thời kỳ mãn kinh có sự khác biệt rõ rệt.

  • Mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên thường xuất hiện ở vùng chữ T (gồm trán, mũi và cằm). 
  • Mụn ở thời kỳ mãn kinh chủ yếu là mụn bọc, mụn đầu trắng hoặc nốt mụn dạng nang ẩn sâu dưới da.

Phụ nữ bị mụn trứng cá thời kỳ mãn kinh có thể do sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen hoặc do gia tăng hormone androgen, đặc biệt là testosterone. 

Trong một số trường hợp, mụn trứng cá xuất hiện ngay cả khi phụ nữ sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm bớt triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Điều này do HRT sử dụng một số dòng hormone progestin để thay thế estrogen, progesterone mà cơ thể mất đi. Loại hormone này có thể khiến lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập, hình thành mụn trứng cá.  

Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng. 

Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Ngay cả mụn trứng cá nhẹ cũng khiến người bệnh mất tự tin. Điều này thường ảnh hưởng đến những người trẻ bắt đầu phát triển các mối quan hệ.

triệu chứng mụn nội tiết tố

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Có 4 yếu tố chính gây mụn trứng cá, trong đó rối loạn nội tiết tố đóng vai trò quan trọng.

  • Da tăng sản xuất bã nhờn do rối loạn nội tiết tố.
  • Vi khuẩn tích tụ, phát triển trên da khiến lỗ chân lông bít tắc, hình thành mụn viêm, mụn mủ.
  • Hệ thống miễn dịch phản ứng với vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm.
  • Lỗ chân lông tắc nghẽn.

Ngoài ra cũng có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang. 
  • Stress, mệt mỏi.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
  • Sử dụng quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da.
  • Tác dụng phụ của thuốc (steroid).

Khi bị mụn nội tiết, người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp, từ đó việc loại bỏ mụn sẽ dễ dàng, nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.

Triệu chứng nổi mụn nội tiết

Mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ, u nang và nốt sần đều là những triệu chứng của mụn nội tiết. Thông thường, mụn đầu trắng, đầu đen không gây đau, viêm hay sưng tấy, nhưng nếu bị viêm sẽ hình thành u nang hoặc mụn mủ. 

Mụn nội tiết đa phần xuất hiện trên mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện ở một số nơi như: cổ, lưng, vai, ngực, quai hàm, cằm,…Mụn xuất hiện đi kèm với các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, các bệnh của tuyến nội tiết như: cường androgen (thừa androgen ở nữ)…

Cách điều trị nổi mụn do nội tiết

Tuy không phải là vấn đề da liễu nguy hiểm, song mụn nội tiết lại khiến nhiều người tự ti về vẻ ngoài của mình. Do đó, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, người bệnh nên chủ động kiểm tra và điều trị sớm để nhanh chóng lấy lại làn da khỏe đẹp. Dưới đây là một số cách điều trị mụn nội tiết, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp.

1. Phương pháp điều trị tự nhiên

Một số sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nội tiết. Phương pháp này thường không có những tác dụng phụ đáng lo ngại và ít gây kích ứng da.

Các phương pháp điều trị mụn nội tiết từ thiên nhiên: 

  • Sử dụng tinh dầu trà xanh hỗ trợ giảm viêm. Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm như: sữa rửa mặt có tinh dầu trà xanh hoặc tinh dầu trà xanh nguyên chất để rửa mặt, làm sạch da. 
  • Không giống như sử dụng tinh dầu trà xanh để thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Uống một vài ly trà xanh mỗi ngày kết hợp với chăm sóc, vệ sinh đúng cách có thể giúp làn da khỏe mạnh, sạch mụn.

2. Phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng thuốc

Mụn nội tiết nặng không thể điều trị đơn thuần bằng thuốc bôi và sữa rửa mặt. Người bệnh cần điều trị bằng thuốc giúp cân bằng/điều hòa nồng độ hormone. Một số biện pháp điều trị mụn nội tiết có thể kể đến như: 

  • Thuốc tránh thai đường uống: hiệu quả trong điều trị mụn nội tiết do có chứa ethinyl estradiol cùng với drospirenone, norgestimate và norethindrone. Bốn loại chất này có khả năng cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, giúp giảm tình trạng mụn nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc kháng androgen: hoạt động dựa trên cơ chế giảm nội tiết tố nam androgen. Androgen là hormone tự nhiên có ở nam và nữ. Tuy nhiên, khi hàm lượng androgen quá cao có thể gây ra một số vấn đề về mụn trứng cá. Aldactone mặc dù được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nhưng cũng làm giảm androgen. Nói cách khác, aldactone có thể ngăn cơ thể sản xuất nhiều androgen và giúp ổn định nồng độ hormone.
  • Retinoids cream/gel: trường hợp mụn nội tiết nhẹ, có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da có chứa retinoids. Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A, chứa nhiều trong những loại kem, gel,… và được bán ở các nhà thuốc. Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc có chứa retinoids cần thoa kem chống nắng đều đặn.

Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị mụn riêng biệt. Người bệnh không tự ý mua thuốc chữa mụn nội tiết khi chưa thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da và bác sĩ nội tiết.

3. Trị mụn nội tiết bằng công nghệ cao

Những trường hợp bị mụn nội tiết nặng, dai dẳng, gây tổn thương lớn trên da. Sử dụng công nghệ cao là lựa chọn hàng đầu cho những ai cần khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Các công nghệ như laser CO2 vi điểm, oxy jet, ánh sáng IPL, điện di… Được áp dụng phổ biến và thu được những kết quả khá tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần lựa chọn các cơ sở làm đẹp. Chuyên khoa da liễu uy tín để đảm bảo quá trình được diễn ra thuận lợi, an toàn. Đồng thời có chế độ chăm sóc, cẩn thận sau trị liệu để da nhanh chóng phục hồi.

điều trị mụn nội tiết tố

Chăm sóc bảo vệ da khỏi mụn nội tiết

Mụn nội tiết gây mất thẩm mỹ, có thể kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Điều trị và chăm sóc da đúng cách sẽ hạn chế mụn xuất hiện, ngăn ngừa sẹo thâm, giúp da sáng mịn hơn. Người bệnh có thể tham khảo những cách chăm sóc, bảo vệ da khỏi mụn dưới đây:

1. Chăm sóc da từ bên ngoài

  • Rửa mặt không quá 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, không dùng nước nóng.
  • Tránh chà xát, nặn mụn vì gây viêm hoặc làm tình trạng nặng hơn.
  • Sử dụng mỹ phẩm được đánh dấu không tạo nhân mụn.
  • Tránh môi trường có độ ẩm cao làm đổ nhiều mồ hôi.
  • Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sinh hoạt.
  • Uống đủ nước mỗi ngày 1,5 – 2 lít.
  • Hạn chế tối đa việc trang điểm. Nếu có, cần tẩy trang thật sạch để tránh cặn còn sót gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm điều trị mụn có chứa BHA, AHA, Benzyl peroxide…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, chống nắng có thành phần phù hợp.
  • Không chạm tay lên mặt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da.

2. Chăm sóc da từ bên trong

  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya.
  • Tránh tình trạng căng thẳng, stress, áp lực.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa kẽm, vitamin C, B, E. Giúp da sáng khỏe, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế thực phẩm ngọt, cay nóng, chiên rán, dầu mỡ, đồ uống có cồn…
  • Sử dụng các loại trà, thực phẩm thanh nhiệt, giải độc: trà xanh, trà atiso,…
  • Thăm khám với bác sĩ da liễu để được lên phác đồ điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

1. Mụn nội tiết tố có tự hết không?

Có! Khi các rối loạn về nội tiết được kiểm soát thì mụn sẽ dần hết. Nhưng quá trình này thường rất lâu. Để tự lành, bên cạnh những phương pháp chăm sóc da. Người bệnh cần một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời thăm khám bác sĩ da liễu – thẩm mỹ da. Để được thiết kế liệu trình phù hợp, tránh mụn bùng phát khó kiểm soát.

2. Mụn nội tiết có trị dứt điểm được không?

Có! Quá trình điều trị kéo dài đòi hỏi sự kiên nhẫn của người bệnh. Điều này khiến nhiều người chán nản, từ bỏ việc điều trị khiến mụn mãi không hết, thậm chí ngày càng nặng. Tuy nhiên, có thể chữa trị dứt điểm. Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của mụn. Người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da hoặc bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn, thăm khám kịp thời. 

3. Đối tượng nào dễ bị mụn nội tiết?

Phụ nữ! Nữ giới là đối tượng dễ bị mụn hơn nam giới. Khoảng 50% phụ nữ từ 20-29 tuổi xuất hiện, tỷ lệ này ở độ tuổi 40-49 là khoảng 25%. Bên cạnh đó, lứa tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Người có chức năng gan suy yếu, hay căng thẳng, lo âu,… Là những đối tượng có nguy cơ bị mụn.

4. Khi nào cần đi khám

Ngay khi bị, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da. Điều trị càng sớm, khả năng để lại sẹo càng ít, đồng thời ngăn mụn tái phát. 

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Phòng Khám Ngọc Châu có các dịch vụ điều trị những bệnh về da. Với trang thiết bị hiện đại từ máy soi da, điện di, lăn kim… Cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, Phòng Khám CKDL Ngọc Châu luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tâm, chất lượng, hiệu quả.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU NGỌC CHÂU

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdalieungochau/

Website: https://phongkhamngocchau.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@PhongKhamDaLieuNgocChau

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về mụn NT, nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc. Do đó, người bệnh không nên tự ý nặn mụn. Hoặc nghe theo những hướng dẫn trên mạng, nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da. Để được thăm khám, điều trị kịp thời, lấy lại làn da khỏe đẹp.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một số thuốc trong trị liệu thực sự có vai trò kích thích bong sừng da, nới lỏng các bít tắc nông trên bề mặt, do đó mà các tổn thương mụn bên dưới sẽ được đẩy dần lên bên trên và tự rụng ra ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng phương pháp lấy nhân mụn). Nếu bạn chỉ thấy các tổn thương nhân mụn nổi nhiều hơn nhưng không có bất thường nào kèm theo khác sau khi sử dụng thuốc bôi mụn một thời gian (khoảng 1-2 tuần) thì có thể đó là diễn tiến bình thường mà thôi. Nếu bạn có lo lắng nào khác, hãy trao đổi thêm với bác sĩ đang điều trị của bạn để có câu trả lời cho riêng mình nhé.
Trong quá trình điều trị mụn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình điều trị (thường vào khoảng tuần thứ 2-4) có thể sẽ gặp phải hiện tượng các mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn, hoặc một số trường hợp trở nên viêm mủ thấy rõ hơn (gọi là hiện tượng bùng phát mụn cấp tính trong điều trị). Vấn đề này thường thấy hơn ở những trường hợp sử dụng một số thuốc uống như isotretinoin hoặc các thuốc thoa có tác động bong sừng như retinoids… Các triệu chứng với những dạng bùng phát nhẹ sẽ tự hết mà không cần ngưng hoặc thay đổi quá trình điều trị. Với các triệu chứng như nhân mụn lộ rõ sau khi thoa thuốc có tác dụng làm bong những lớp sừng, tổ chức bít tắc bề mặt thì bạn cần lưu ý :Tiếp cận sử dụng sản phẩm một cách chậm rãi các hoạt chất, nồng độ sử dụng, lượng sử dụng, khoảng cách giữa các lần sử dụng hoặc sử dụng các sản phẩm làm dịu da đi kèm một cách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Một số tình huống khác có thể khiến tình trạng mụn có xu hướng nặng hơn sau khi điều trị. Những trường hợp hiện tượng bùng phát mụn có thể nặng và cần được điều trị kết hợp kèm theo. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn phù hợp cho tình trạng của bạn Ngoài ra, trước khi điều trị bạn có thể thảo luận những vấn đề này với bác sĩ để lựa chọn cho mình phương án lựa chọn thích hợp nhất. Bác sĩ khám mụn cũng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xuất hiện như vậy trong quá trình điều trị.
Tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng, đặc biệt là với các dạng thuốc uống có nguy cơ tác dụng phụ nhiều hay ít, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng… Với trường hợp này, bạn cần gặp ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nhất.
Kính độ cao bệnh viện vẫn có kính. Nhưng độ cao nên chờ hãng gửi kính có độ phù hợp nên bạn không nhận được kính ngay, kính sẽ có nhanh thì 1-2 ngày và chậm nhất là 3-5 bạn sẽ có kính.
Có chỉ khi nó khiến bạn khó chịu (về cả chủ quan lẫn khách quan), nặn mụn thực tế có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên không nên tự nặn mụn tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế có dịch vụ nặn mụn Y khoa để tránh tình trạng thâm, sẹo. Đồng thời, tránh những loại mụn không nên nặn: - Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn. - Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng mụn mủ thường lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi. - Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. - Mụn mủ li ti trên da, xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh dài ngày. Không phải mụn, không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu… - Mụn viêm đỏ trên nền đỏ da vùng trung tâm mặt, người lớn tuổi
Với những trường hợp trứng cá viêm mủ, nang bọc thì điều tốt nhất là bạn cần hạn chế các tác động kích thích lên da mặt. Trong đó có các tác động vật lý như sử dụng máy rửa mặt để tránh việc làm vỡ các tổ chức mụn dưới da, sẽ khiến mụn lây lan và tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở những người da nhạy cảm thì các dụng cụ hỗ trợ này cũng thực sự không thật cần thiết, thậm chí là đôi khi có thể gây hại cho da.
Quá trình hình thành mụn đã được đề cập qua 4 yếu tố: Tăng tiết bã nhờn; Sừng hóa nang lông; Vi khuẩn C.acnes phát triển; Quá trình viêm của cơ thể. Nếu loại bỏ được nguyên nhân mụn gây ra do tăng tiết nhờn thì còn 3 nguyên nhân nữa. Vì vậy, hãy xem kỹ lại những vấn đề trong chăm sóc da và liệu các sản phẩm bạn đang dùng có phù hợp cho người dễ sinh mụn?
- Kiên trì tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ cuộc hay ngắt quãng quá trình điều trị - Thực hiện liệu trình duy trì, chăm sóc da đúng cách hàng ngày và tái khám đều đặn - Đến khám bs ngay khi có dấu hiệu mụn tái phát. - Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, rượu bia, hạn chế các thực phẩm béo ngọt, cay… - Tối ưu môi trường sống, hạn chế tác động xấu từ môi trường
Hotline 0915 635 432 Facebook Zalo