0915.635.432 (CSKH) 0913.128.967 (BS Chi)
Thứ 2 - thứ 7: 7h - 19h Chủ nhật: 7h - 11h T2 - T7: 7h - 19h CN: 7h - 11h
search

Da nổi sần không ngứa: Dấu hiệu của 8 bệnh lý da liễu

Da nổi sần không ngứa là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Khi có dấu hiệu này, bạn thường lo lắng vì không biết bản thân gặp vấn đề gì về sức khỏe. PKNC sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân của bệnh lý da mặt nổi sần không ngứa đến từ đâu và cách chữa trị qua bài viết sau.

Da nổi sần không ngứa có nguy hiểm không?

Với những trường hợp da nổi sần không ngứa khiến cho nhiều người mắc phải hoang mang, lo lắng và sợ hãi. Vết sần thường có màu hồng hoặc không màu và không đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy khó chịu có thể xuất phát từ những nguyên nhân như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng với mỹ phẩm cũng có thể do bị dị ứng với thời tiết.

triệu chứng da nổi sần

Ở mốt số đối tượng, tình trạng này có thể là một triệu chứng thông thường và có thể tiêu biến sau một vài ngày. Nhưng ở những đối tượng khác, da nổi sần không ngứa có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý khác về da. Vì thế, người bệnh cần lưu ý, không được chủ quan.

Da nổi sần không ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng, hiện tượng da nổi sần không ngứa này có thể là triệu chứng của các vấn đề về da dưới đây:

1. Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông khởi phát khi da không được vệ sinh sạch sẽ hoặc cơ thể sản sinh ra quá nhiều keratin khiến cho lỗ chân lông bị bít lại. Da nổi sần không ngứa là các nốt sần nhỏ, có thể có màu đỏ hay không màu là triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Đây là bệnh lý về da có khả năng di truyền, da nổi sần không ngứa ở các vùng da như đùi, cánh tay, mông hay cẳng chân… Bệnh lý này mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khiến cho tâm lý của người bệnh cũng bị tác động không ít.

2. Da nổi sần không ngứa do bị bệnh á sừng

Á sừng là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay có thể gặp nhiều ở vị trí trên da, chủ yếu nằm ở vùng da nhạy cảm như tay, chân, ngón tay, ngón chân. Bệnh á sừng tuy không gây hại về sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với đám đông.

Da nổi sần không ngứa do bị bệnh á sừng thường liên quan đến các yếu tố như thời tiết, tiếp xúc với hóa chất gây nên kích ứng, xăng dầu, đất bẩn, có yếu tố di truyền và tùy cơ địa của từng người. Dấu hiệu của bệnh á sừng thường nổi sần rải rác trên da gây khó chịu cho người bệnh cũng như những người tiếp xúc với người bệnh.

3. Mụn ẩn dưới da nổi sần không ngứa chủ yếu do mỹ phẩm

Mụn ẩn cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nốt sần xuất hiện trên da, điển hình nhất là da măt. Mụn ẩn thường tập trung thành từng cụm và thường có xu hướng lan rộng. Trán, hai bên má và vùng cằm là những vị trí hay xuất hiện mụn ẩn nhất.

Vấn đề về da này có thể do vệ sinh không đúng cách, da mẫn cảm, mỹ phẩm hay các yếu tố bên ngoài tác động gây nên. Mụn ẩn thường không gây nguy hiểm nhưng lại rất khó xử lý bởi nhân mụn nằm sâu dưới da.

4. Chàm nang lông khiến da nổi sần không ngứa, dễ bong tróc

Chàm nang lông cũng là một trong những bệnh ngoài da có các triệu chứng sẩn trên bề mặt. Tuy nhiên chàm nang lông có thể gây ngứa đối với một số trường hợp. Những vị trí hay bị chàm nang lông là cùi chỏ, đầu gối,… Da có các dấu hiệu dày, nổi sẩn, lỗ chân lông to lên, da thường khô và dễ bị bong tróc, khó chịu.

chàm nang lông da nổi sần

Những trường hợp chàm nang lông có thể được điều trị bằng một số loại thuốc bôi ngoài da tiêu sừng, bổ sung thêm một số loại kem dưỡng ẩm, các loại sữa tắm phù hợp để chăm sóc và cải thiện tình trạng da.

5. Phát ban do nhiệt thường xuất hiện vào mùa nóng bức

Nền nhiệt cao sẽ khiến cho da tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Điều này khiến cho một lượng mồ hôi bị kẹt ở lỗ chân lông, khó thoát ra ngoài. Thân nhiệt cơ thể thường sẽ bị tăng lên và phát sinh tình trạng nổi ban.

Triệu chứng đặc trưng của hiện trạng này là sự xuất hiện của các nốt sần trên da có màu đỏ. Vết ban trên da do bị phát ban nhiệt thường không gây cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.

6. Vẩy phấn hồng 

Nếu da nổi sần không ngứa thì cũng có thể bạn đang sống chung với bệnh vẩy nến hồng. Bệnh lý này thường do một số loại virus tấn công và kích hoạt. Da của bạn sẽ có biểu hiện nổi mẩn sần sùi nhưng không gây ngứa ngáy. Ngoài ra, vùng da bị tổn thương còn rất dễ đóng vảy, bong tróc nếu không được chăm sóc đúng cách.

7. U xơ da khiến da bị sần không ngứa chủ yếu ở bàn chân

U xơ da là một rối loạn da tương đối phổ biến, có thể được kích hoạt ở bất cứ vùng da nào, điển hình nhất là ở bàn chân. Bệnh thường xuất hiện khi các mô ở lớp biểu bì da hoạt động quá mức khiến các khối u nhỏ lành tính xuất hiện.

Triệu chứng đặc trưng nhất của u xơ da là sự xuất hiện của các nốt sần có màu nâu hay hồng nhạt. Các nốt sần có thể sưng lên nhưng rất ít gây ngứa nếu bạn không chạm vào.

8. Ban xuất huyết

Nếu da của bạn bị nổi các nốt sần không ngứa có màu đỏ. Thì có thể đó là triệu chứng của bệnh ban xuất huyết. Bệnh lý này thường khởi phát khi các hồng cầu bị thoát ra khỏi mạch máu và di chuyển về các tổ chức dưới da.

Các vết lằn, nốt sần hay mảng xuất huyết do ban xuất huyết. Gây ra thường có xu hướng biến mất sau khoảng vài ba ngày. Mặc dù rất ít phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Nhưng chúng lại làm mất tính thẩm mỹ của làn da.

Ngoài ra, tình trạng da nổi sần không ngứa còn có thể so các yếu tố sau kích hoạt nên:

  • Vệ sinh da không đảm bảo sạch sẽ
  • Các tác nhân gây dị ứng
  • Sử dụng hóa mỹ phẩm kích ứng mạnh
  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiệt tình

Cách khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa

1. Khắc phục tại nhà

Liệu pháp điều trị tại nhà thường có mục đích cải thiện độ ẩm tự nhiên cho làn da. Đồng thời giúp da được thông thoáng hơn. Nhiều liệu pháp còn có tác dụng ức chế các phản ứng viêm. Để giúp hạn chế tổn thương trên da.

khắc phục da nổi sần tại nhà
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Điều này không chỉ giúp làm dịu các nốt sần. Mà còn giúp tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da. Khi da đang bị nổi sần không ngứa, bạn nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi và không chứa ancol.
  • Tẩy tế bào chết: Khiến lỗ chân lông được thông thoáng, đồng thời loại bỏ được các chất bẩn bám trên da. Nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như cám gạo, bột đậu đỏ, đậu xanh… để tẩy tế bào chết.
  • Sử dụng tinh dầu: Massage với tinh dầu cũng là cách tốt. Để bạn khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa. Bạn có thể sử dụng dầu dừa hay dầu oliu. Để thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da tổn thương. Tiến hành massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút.

2. Dùng các loại thuốc Tây

Các loại thuốc thường sẽ được chỉ định khi tình trạng da nổi sần không ngứa. Liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hay thuốc uống phù hợp.

Một số thuốc sau có thể sẽ được dùng:

  • Kem bôi ngoài da chứa Acid salicylic
  • Corticoid liều nhẹ
  • Các thuốc kháng viêm

Da bị nổi sần không ngứa đa phần là do bệnh dày sừng nang lông kích hoạt. Đối với bệnh lý này, thuốc điều trị phổ biến bao gồm:

Việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh, bạn cần báo cáo ngay để sớm được can thiệp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Tránh tăng giảm liều khi chưa nhận được chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ.

Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da Liễu bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU NGỌC CHÂU

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdalieungochau/

Website: https://phongkhamngocchau.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@PhongKhamDaLieuNgocChau

Làm gì khi da bị sần không ngứa

Khi phát hiện các dấu hiệu da bị sần không ngứa lên theo mảng, tùy theo những chẩn đoán của bác sĩ. Bạn có thể được chỉ định điều trị với các biện pháp phù hợp để cải thiện tình trạng da.

Đồng thời, khi có các triệu chứng bệnh da liễu, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Tuyệt đối không gãi, bóc, gỡ các vị trí thương tổn trên da. Để không làm cho da tổn thương nặng hơn.
  • Trong thời gian điều trị các bệnh ngoài da, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các loại trang phục nhẹ, mỏng. Thấm hút mồ hôi tốt để dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
  • Tuyệt đối không tắm bằng nước nóng, thay vào đó hãy sử dụng nước có độ ấm vừa phải. Bởi nước nóng sẽ làm nặng nề thêm tình trạng khô da.
  • Cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày, đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Tăng cường sản phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega-3. Để giúp da sáng khỏe và cân bằng độ ẩm tự nhiên vốn có.
  • Bảo vệ, che chắn cẩn thận cho làn da khi đi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, yếu tố dị nguyên.
  • Tránh thức khuya hay ngủ không đủ giấc. Tình trạng này có thể khiến cho những nốt sần trên da thêm nặng nề.
  • Hạn chế trang điểm hay sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng trắng. Khi da đang bị nổi sần không ngứa.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một số thuốc trong trị liệu thực sự có vai trò kích thích bong sừng da, nới lỏng các bít tắc nông trên bề mặt, do đó mà các tổn thương mụn bên dưới sẽ được đẩy dần lên bên trên và tự rụng ra ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng phương pháp lấy nhân mụn). Nếu bạn chỉ thấy các tổn thương nhân mụn nổi nhiều hơn nhưng không có bất thường nào kèm theo khác sau khi sử dụng thuốc bôi mụn một thời gian (khoảng 1-2 tuần) thì có thể đó là diễn tiến bình thường mà thôi. Nếu bạn có lo lắng nào khác, hãy trao đổi thêm với bác sĩ đang điều trị của bạn để có câu trả lời cho riêng mình nhé.
Trong quá trình điều trị mụn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình điều trị (thường vào khoảng tuần thứ 2-4) có thể sẽ gặp phải hiện tượng các mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn, hoặc một số trường hợp trở nên viêm mủ thấy rõ hơn (gọi là hiện tượng bùng phát mụn cấp tính trong điều trị). Vấn đề này thường thấy hơn ở những trường hợp sử dụng một số thuốc uống như isotretinoin hoặc các thuốc thoa có tác động bong sừng như retinoids… Các triệu chứng với những dạng bùng phát nhẹ sẽ tự hết mà không cần ngưng hoặc thay đổi quá trình điều trị. Với các triệu chứng như nhân mụn lộ rõ sau khi thoa thuốc có tác dụng làm bong những lớp sừng, tổ chức bít tắc bề mặt thì bạn cần lưu ý :Tiếp cận sử dụng sản phẩm một cách chậm rãi các hoạt chất, nồng độ sử dụng, lượng sử dụng, khoảng cách giữa các lần sử dụng hoặc sử dụng các sản phẩm làm dịu da đi kèm một cách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Một số tình huống khác có thể khiến tình trạng mụn có xu hướng nặng hơn sau khi điều trị. Những trường hợp hiện tượng bùng phát mụn có thể nặng và cần được điều trị kết hợp kèm theo. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn phù hợp cho tình trạng của bạn Ngoài ra, trước khi điều trị bạn có thể thảo luận những vấn đề này với bác sĩ để lựa chọn cho mình phương án lựa chọn thích hợp nhất. Bác sĩ khám mụn cũng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xuất hiện như vậy trong quá trình điều trị.
Tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng, đặc biệt là với các dạng thuốc uống có nguy cơ tác dụng phụ nhiều hay ít, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng… Với trường hợp này, bạn cần gặp ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nhất.
Kính độ cao bệnh viện vẫn có kính. Nhưng độ cao nên chờ hãng gửi kính có độ phù hợp nên bạn không nhận được kính ngay, kính sẽ có nhanh thì 1-2 ngày và chậm nhất là 3-5 bạn sẽ có kính.
Có chỉ khi nó khiến bạn khó chịu (về cả chủ quan lẫn khách quan), nặn mụn thực tế có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên không nên tự nặn mụn tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế có dịch vụ nặn mụn Y khoa để tránh tình trạng thâm, sẹo. Đồng thời, tránh những loại mụn không nên nặn: - Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn. - Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng mụn mủ thường lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi. - Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. - Mụn mủ li ti trên da, xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh dài ngày. Không phải mụn, không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu… - Mụn viêm đỏ trên nền đỏ da vùng trung tâm mặt, người lớn tuổi
Với những trường hợp trứng cá viêm mủ, nang bọc thì điều tốt nhất là bạn cần hạn chế các tác động kích thích lên da mặt. Trong đó có các tác động vật lý như sử dụng máy rửa mặt để tránh việc làm vỡ các tổ chức mụn dưới da, sẽ khiến mụn lây lan và tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở những người da nhạy cảm thì các dụng cụ hỗ trợ này cũng thực sự không thật cần thiết, thậm chí là đôi khi có thể gây hại cho da.
Quá trình hình thành mụn đã được đề cập qua 4 yếu tố: Tăng tiết bã nhờn; Sừng hóa nang lông; Vi khuẩn C.acnes phát triển; Quá trình viêm của cơ thể. Nếu loại bỏ được nguyên nhân mụn gây ra do tăng tiết nhờn thì còn 3 nguyên nhân nữa. Vì vậy, hãy xem kỹ lại những vấn đề trong chăm sóc da và liệu các sản phẩm bạn đang dùng có phù hợp cho người dễ sinh mụn?
- Kiên trì tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ cuộc hay ngắt quãng quá trình điều trị - Thực hiện liệu trình duy trì, chăm sóc da đúng cách hàng ngày và tái khám đều đặn - Đến khám bs ngay khi có dấu hiệu mụn tái phát. - Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, rượu bia, hạn chế các thực phẩm béo ngọt, cay… - Tối ưu môi trường sống, hạn chế tác động xấu từ môi trường
Hotline 0915 635 432 Facebook Zalo