Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp dự phòng
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da mạn tính rất thường gặp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em. Bài viết dưới đây có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ – Phòng khám chuyên khoa da liễu Ngọc Châu.
Vảy nến là bệnh da tự miễn rất khó điều trị. Những biểu hiện trên da như tróc vảy, đỏ da, có mủ… gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa trị bệnh vảy nến nhưng người bệnh có thể kiểm soát căn bệnh này bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
1. Bệnh vảy nến là gì?
Một số tài liệu cho thấy vảy nến là căn bệnh tự miễn với sự gia tăng tốc độ sản sinh các tế bào da trên cơ thể. Những tế bào này nhanh chóng chồng chất lên nhau tạo nên các mảng da có màu trắng đục trên bề mặt da.
Hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Khi làn da không có sự cân bằng giữa việc sản sinh các tế bào với tiêu hủy các tế bào mới sẽ khiến người bệnh mắc phải.
Theo thống kê, Việt Nam có số lượng bệnh nhân mắc chiếm 5 – 7% trong số những người mắc bệnh da liễu.
Bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở da đầu. Một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân sẽ khó chữa trị hơn.
Bệnh không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất dai dẳng, không thể chữa trị dứt điểm và để lại nhiều di chứng.
2. Triệu chứng của bệnh vảy nến
Biểu hiện của vảy nến nói chung là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, sẽ có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh:
- Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
- Vảy nến mụn mủ: Xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân.
- Vảy nến thể giọt: Xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước khắp cơ thể. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci.
- Viêm khớp vảy nến: Có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối.
- Vảy nến móng tay, móng chân: Móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.
- Vảy nến da đầu: Xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu.
- Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): Xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông… Dạng bệnh vảy nến này thường gặp ở những người béo phì.
Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội. Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý.
3. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Di truyền: Nếu cha mẹ mắc vảy nến thì khả năng con cái cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Các thông tin cho thấy 29,8% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến là do yếu tố di truyền.
Nhiễm khuẩn: Vảy nến có thể do một số loại virus có gen mã hóa ngược khiến hệ miễn dịch bất thường. Bên cạnh đó, các liên cầu khuẩn cũng gây nhiễm khuẩn ở da và gây bệnh.
Tâm lý bất ổn: Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Sẽ gây kích ứng da và bùng phát bệnh vảy nến.
Rối loạn nội tiết tố nữ: Phụ nữ bị vảy nến, mề đay, viêm da cơ địa… Có thể do rối loạn nội tiết tố cơ thể. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu nội tiết tố không ổn định.
Chấn thương ngoài da: Một số chấn thương bên ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi. Để các loại vi khuẩn tấn công và gây tổn thương nghiêm trọng đến da khiến người bệnh sẽ bị vảy nến.
Rối loạn hệ thống chuyển hóa: Những người bị rối loạn chuyển hóa đạm hoặc đường. Sẽ có nguy cơ mắc vảy nến.
Sử dụng bia rượu thuốc lá: Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Có thể gây kích ứng da, hình thành vảy nến.
Tiếp xúc hóa chất: Các loại mỹ phẩm, sữa tắm, bột giặt… chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên có thể mắc bệnh vảy nến.
Béo phì, thừa cân: Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động gây bệnh vảy nến. Nếu bị tăng cân quá nhanh, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao.
4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến
Tuy là bệnh ngoài da, vảy nến lại ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống. Có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng nguy hiểm như suy thận, suy tim, đột quỵ, huyết áp thấp…
4.1 Bệnh vảy nến ảnh hưởng trên xương khớp
Viêm khớp do vảy nến xảy ra ở 10 – 30% bệnh nhân mắc bệnh. Các triệu chứng của viêm khớp do vảy nến là:
- Đỏ và sưng các khớp ở ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, cột sống.
- Các khớp bị đau và cứng, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy.
- Những cơn đau xuất hiện nhiều ở gót chân, dây chằng bám xương, mặt trong của bàn chân và những nơi có gân.
- Người bệnh bị giảm khả năng vận động, mệt mỏi.
Khi vảy nến phát triển nặng có thể dẫn đến viêm cột sống, đau vùng cột sống, xương chậu, viêm cột sống dính khớp. Gây ảnh hưởng đến dây chằng, khớp và gân ở cột sống.
4.2 Ảnh hưởng hệ tim mạch
Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và tăng nguy cơ cao huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh vảy nến có số lần lên cơn đau tim cao gấp 3 lần bình thường. Tỷ lệ người tăng huyết áp ở người mắc bệnh vảy nến là 20% và mắc vảy nến thể nghiêm trọng là 47%.
Bên cạnh đó, một số thuốc được sử dụng để điều trị vảy nến có tác dụng phụ làm tăng cholesterol máu, tăng nguy xảy ra các ảnh hưởng tim mạch như đột quỵ, đau tim…
4.3 Ảnh hưởng nội tiết
Bệnh làm tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường typ 2. Nguyên nhân do bệnh vảy nến có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu, làm cơ thể đề kháng với insulin. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của vảy nến.
Bệnh vảy nến cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như béo phì, tăng lipid máu, gan nhiễm mỡ…
4.4 Ảnh hưởng trên thận
Một số bệnh nhân xuất hiện ảnh hưởng gây ra tình trạng suy thận. Ngoài ra, nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc điều trị, điều trị không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thì nguy cơ tổn thương thận do thuốc là rất cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng tổn thương trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ thận tổn thương không hồi phục.
4.5 Ảnh hưởng thị lực
Nếu mắc vảy nến ở mí mắt có thể dẫn đến ngứa, nóng rát, khô mắt và rối loạn chuyển động của đồng tử. Bệnh vảy nến cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm kết mạc. Nếu không được điều trị kịp thời. Có thể dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí có nguy cơ bị mất thị lực.
5. Điều trị bệnh vảy nến
Ngoài các biểu hiện trên da, vảy nến có thể biểu hiện sưng và đau khớp (viêm khớp). Nhưng ít phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn, và biểu hiện ở móng như dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng…
Vảy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh. Ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng.
Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid, retinoid, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3. Ức chế calcineurin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình. Có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Trường hợp vảy nến nặng hơn (những tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiều tổn thương). Có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân như methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid hay các thuốc sinh học. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser). Cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vảy nến.
6. Dự phòng bệnh vảy nến
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm vảy nến. Tuy nhiên vẫn có thể hạn chế được nguy cơ gây bệnh bằng những cách sau:
- Không để da bị trầy xước.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học: không sử dụng các chất kích thích. Không ăn đồ ăn cay, nóng…
- Giữ vệ sinh cho làn da và không tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
- Nên sử dụng các loại kem dưỡng phù hợp để cung cấp đủ ẩm cho da. Và các loại kem làm thuyên giảm chứng dị ứng, ngứa ngáy.
Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da Liễu bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU NGỌC CHÂU
- TP.Long Xuyên – An Giang:
- Địa chỉ: 48 Ung Văn Khiêm, p.Đông Xuyên, Tp.Long Xuyên – An Giang
- Hotline: 02963.515.777
- CSKH: 0915.635.432
- BS Chi: 0913.128.967
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdalieungochau/
Website: https://phongkhamngocchau.com/
Youtube: https://www.youtube.com/@PhongKhamDaLieuNgocChau