0915.635.432 (CSKH) 0913.128.967 (BS Chi)
Thứ 2 - thứ 7: 7h - 19h Chủ nhật: 7h - 11h T2 - T7: 7h - 19h CN: 7h - 11h
search

Kem chống nắng: Cách chọn và sử dụng hàng ngày hiệu quả

Kem chống nắng là vật dụng không thể thiếu trong giỏ xách của nhiều cô nàng, nhất là vào những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, nếu sử dụng sản phẩm sai cách, làn da của bạn sẽ không những không được bảo vệ tốt mà còn có thể gây ra tình trạng kích ứng da. Vậy đâu là cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả?

kem chống nắng là gì
Làm thế nào để chọn và sử dụng KCN đúng cách là nỗi băn khoăn của nhiều chị em

Tác dụng của kem chống nắng

Đầu tiên, hãy cùng PKNC tìm hiểu về tác dụng của kem chống nắng để hiểu vì sao cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Tia cực tím được xem là “kẻ phá hủy” làn da thầm lặng bởi chúng có khả năng chiếu xuyên qua tấm kính chắn, lớp vải… nên bất kể bạn ở trong nhà hay di chuyển ngoài trời đều có thể bị tác động ảnh hưởng lên da:

  • Tia UVA: Chiếm khoảng 95% bức xạ UV đến bề mặt Trái đất. UVA có thể thâm nhập vào các lớp sâu bên trong da, đẩy nhanh quá trình lão hóa và hình thành các nếp nhăn.
  • Tia UVB: Không chỉ gây ra hiện tượng cháy nắng và bỏng rát chậm, tia UVB còn tăng nguy cơ ung thư da. Đồng thời, UVB cũng làm giảm khả năng tổng hợp Collagen và Elastin trên da. 
  • Tia UVC: Có bước sóng ngắn nhưng là loại bức xạ UV gây hại nhất. Tuy nhiên, UVC đã bị lọc hoàn toàn bởi bầu khí quyển và không đến được bề mặt trái đất.

Lúc này, bên cạnh che chắn làn da cẩn thận bằng áo dài tay, dù, kính râm… chị em cần sử dụng thêm kem chống nắng. Theo Skin Cancer Foundation (Mỹ):

  • Giảm nguy cơ ung thư da và tiền ung thư da: Sử dụng kem chống nắng SPF 15 đều đặn hàng ngày có thể làm giảm khoảng 40% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và giảm 50% nguy cơ ung thư tế bào hắc tố.
  • Giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm do ánh nắng mặt trời: Bao gồm các vấn đề như chảy xệ và các đốm sạm nám, các đốm đồi mồi.

Cách chọn kem chống nắng phù hợp

Chọn kem chống nắng phù hợp là bước đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng trong cách sử dụng kem hàng ngày. Việc này đảm bảo rằng kem chống nắng đang dùng đủ sức bảo vệ làn da của bạn. Dưới đây là một số yếu tố mà chị em nên cân nhắc khi chọn.

sử dụng kem chống nắng
Skin Cancer Foundation (Mỹ) khuyến nghị sử dụng KCN để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím (UV)

Dựa trên các chỉ số có trên hộp:

– Chỉ số PA

Chỉ số này được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) đây chính là chỉ số thể hiện khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Trên bao bì kem chống nắng, chỉ số PA thường được ký hiệu dạng PA+, ++ và +++, số dấu + càng nhiều cho thấy sản phẩm có khả năng chống tia UVA càng tốt. 

– Chỉ số SPF

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) có ý nghĩa là “bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời”. Đây là định mức đo lường khoảng thời gian giúp da chống nắng tối đa trên một sản phẩm. Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da, hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, khoảng thời gian trên còn tùy thuộc vào thời điểm chị em tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đặc điểm làn da của mỗi người.

Kết luận: Bạn nên chọn loại gồm cả 2 chỉ số SPF và PA để bảo vệ da một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải 2 chỉ số này càng cao thì càng tốt. Do SPF & PA càng cao đồng nghĩa với khả năng các thành phần hóa học trong sản phẩm càng gia tăng, dễ dẫn đến các vấn đề khô da và kích ứng.

Mức độ chống nắng an toàn thích hợp dùng hàng ngày là SPF25 đến SPF35, PA++. Khi đi biển hay ra ngoài trong những ngày nắng nhiều, nên sử dụng kem có chỉ số bảo vệ cao hơn SPF từ 40 đến 50, PA+++.

Dựa theo từng loại kem chống nắng

Trên thị trường hiện nay có 2 loại kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý:

– Kem chống nắng hóa học

Đây là loại kem hữu cơ với các thành phần chính như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… Kem hóa học có khả năng tạo lớp màng lọc bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ, xử lý và phân hủy các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da.

  • Ưu điểm: Kết cấu mỏng, nhẹ, thấm nhanh vào da, không làm da bị bóng dầu và trắng gây mất tự nhiên.
  • Nhược điểm: Thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt với người có làn da nhạy cảm. Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và phát huy tác dụng trước khi ra nắng. Và cần bôi đều đặn 2 tiếng/ngày nếu hoạt động ngoài trời liên tục.

– Kem chống nắng vật lý

Thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide. Cơ chế hoạt động của kem sẽ tạo ra lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV khiến chúng không thể đi xuyên qua da được.

  • Ưu điểm: Lành tính cho da, ít gây kích ứng và thời gian sử dụng lâu hơn so với kem hóa học.
  • Nhược điểm: Do tạo lớp màng bảo vệ nên để lại trên da một lớp trắng so với màu da bình thường, để lâu gây cảm giác bí hơi và gây bóng nhờn.

Dựa trên từng loại da

– Da nhạy cảm

Các loại kem hóa học là “kẻ thù không đội trời chung” với da nhạy cảm. Bởi chúng có thể gây các phản ứng khiến da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Sự lựa chọn thích hợp lúc này là kem chống nắng vật lý. Bởi loại này hiếm khi chứa các thành phần gây kích ứng da.

– Da khô

Với da khô nên ưu tiên lựa chọn kem có chứa chất dưỡng ẩm. Để hạn chế sự sần sùi, bong tróc. Ngoài ra, đặc điểm của da khô rất dễ bị lão hóa và tạo nếp nhăn. Sau khi phơi nắng, vì vậy nên thoa kem dưỡng trước rồi hãy dùng kem chống nắng.

– Da dầu

Nên chọn các loại kem có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn)/ “Oil Free” (không dầu) trên bao bì. Kem dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Bên cạnh đó, nếu bạn không gặp vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm. Thì có kết cấu mỏng và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp.

da dầu dùng kem chống nắng
Lựa chọn loại kem phù hợp với từng loại da sẽ giúp phát huy tác dụng tốt nhất

Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Cách bôi kem chống nắng hiệu quả, đúng theo quy trình

Bôi kem chống nắng thường sẽ khiến da bị khô. Chính vì vậy, cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả. Là nên dưỡng ẩm trước và sau khi bôi kem lên mặt. Tuy nhiên, quy trình bôi như thế nào còn tùy thuộc vào loại kem chống nắng bạn chọn. Cụ thể, nếu đang dùng kem chống nắng vật lý bạn nên bôi kem dưỡng trước. Do thành phần trong loại kem này có tác dụng như lá chắn phản xạ tia nắng ra khỏi làn da.

Vì thế nếu bôi kem dưỡng da sau có thể làm giảm hiệu quả. Và dưỡng chất không thể thẩm thấu qua lớp biểu bì. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ da khỏi tia UV. Ngược lại, nếu đang dùng các loại kem chống nắng hóa học bạn. Bên bôi thêm lớp dưỡng da sau khi bôi.

Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da Liễu bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU NGỌC CHÂU

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdalieungochau/

Website: https://phongkhamngocchau.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@PhongKhamDaLieuNgocChau

Dưỡng ẩm cho da đầy đủ

Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều sản phẩm hội tụ đủ 2 yếu tố: chống tia UV và dưỡng ẩm cho da. Vì thế, để tiết kiệm thời gian trong vấn đề chăm sóc da hàng ngày. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm “2 trong 1” này.

Thoa kem chống nắng trước 20 phút khi đi ra ngoài

Nhiều nghiên cứu chứng minh làn da sẽ nhanh chóng bị tổn thương. Từ những phút đầu tiên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vì vậy, để kem hoạt động hiệu quả nhất. Bạn nên sử dụng trước khi đi ra ngoài khoảng 20 phút.

Thoa kem chống nắng nhắc lại sau 2 giờ

Các loại kem chống nắng thông thường hoặc những sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần chống nắng. Không được thiết kế dành riêng cho các hoạt động đi bơi hay vận động cơ thể ra mồ hôi nhiều. Do đó, hiệu quả bảo vệ da sẽ không còn hoặc giảm đi nếu bạn không thoa nhắc lại.

các loại kem
Cách sử dụng kem hiệu quả giúp phát huy tác dụng là thoa kem 20 phút trước khi ra ngoài và thoa nhắc lại sau 2 – 3 giờ

Sử dụng lượng kem chống nắng phù hợp

Theo các chuyên gia, lượng kem được dùng. Sẽ phụ thuộc vào diện tích bề mặt da bạn muốn bảo vệ. Cụ thể, thoa lên da mặt cần lượng kem khoảng 1 đồng xu. Với cơ thể bạn cần dùng lượng khoảng 3 – 4 đồng xu.

Dùng kem chống nắng ngay cả khi ở nhà

Tia UVA là lượng bức xạ cực tím rất mạnh. Có thể chiếu xuyên qua các lớp cửa kính, bê tông. Tốt nhất, ngay cả khi bạn ở trong nhà hay lái xe. Vẫn nên thoa để da luôn được bảo vệ.

Những điều cần nhớ khi trang điểm sau lớp chống nắng

Bạn nên đợi từ 3 đến 5 phút cho lớp chống nắng ổn định. Rồi hãy bắt đầu các bước trang điểm. Đồng thời, đảm bảo rằng lớp kem nền của bạn được bao phủ đều trên khuôn mặt. Lưu ý không chà sát quá mạnh khi thoa kem nền hay tán phấn. Vì có thể làm mất tác dụng của kem.

NGOC CHAU KHAI TRUONG

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một số thuốc trong trị liệu thực sự có vai trò kích thích bong sừng da, nới lỏng các bít tắc nông trên bề mặt, do đó mà các tổn thương mụn bên dưới sẽ được đẩy dần lên bên trên và tự rụng ra ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng phương pháp lấy nhân mụn). Nếu bạn chỉ thấy các tổn thương nhân mụn nổi nhiều hơn nhưng không có bất thường nào kèm theo khác sau khi sử dụng thuốc bôi mụn một thời gian (khoảng 1-2 tuần) thì có thể đó là diễn tiến bình thường mà thôi. Nếu bạn có lo lắng nào khác, hãy trao đổi thêm với bác sĩ đang điều trị của bạn để có câu trả lời cho riêng mình nhé.
Trong quá trình điều trị mụn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình điều trị (thường vào khoảng tuần thứ 2-4) có thể sẽ gặp phải hiện tượng các mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn, hoặc một số trường hợp trở nên viêm mủ thấy rõ hơn (gọi là hiện tượng bùng phát mụn cấp tính trong điều trị). Vấn đề này thường thấy hơn ở những trường hợp sử dụng một số thuốc uống như isotretinoin hoặc các thuốc thoa có tác động bong sừng như retinoids… Các triệu chứng với những dạng bùng phát nhẹ sẽ tự hết mà không cần ngưng hoặc thay đổi quá trình điều trị. Với các triệu chứng như nhân mụn lộ rõ sau khi thoa thuốc có tác dụng làm bong những lớp sừng, tổ chức bít tắc bề mặt thì bạn cần lưu ý :Tiếp cận sử dụng sản phẩm một cách chậm rãi các hoạt chất, nồng độ sử dụng, lượng sử dụng, khoảng cách giữa các lần sử dụng hoặc sử dụng các sản phẩm làm dịu da đi kèm một cách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Một số tình huống khác có thể khiến tình trạng mụn có xu hướng nặng hơn sau khi điều trị. Những trường hợp hiện tượng bùng phát mụn có thể nặng và cần được điều trị kết hợp kèm theo. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn phù hợp cho tình trạng của bạn Ngoài ra, trước khi điều trị bạn có thể thảo luận những vấn đề này với bác sĩ để lựa chọn cho mình phương án lựa chọn thích hợp nhất. Bác sĩ khám mụn cũng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xuất hiện như vậy trong quá trình điều trị.
Tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng, đặc biệt là với các dạng thuốc uống có nguy cơ tác dụng phụ nhiều hay ít, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng… Với trường hợp này, bạn cần gặp ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nhất.
Kính độ cao bệnh viện vẫn có kính. Nhưng độ cao nên chờ hãng gửi kính có độ phù hợp nên bạn không nhận được kính ngay, kính sẽ có nhanh thì 1-2 ngày và chậm nhất là 3-5 bạn sẽ có kính.
Có chỉ khi nó khiến bạn khó chịu (về cả chủ quan lẫn khách quan), nặn mụn thực tế có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên không nên tự nặn mụn tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế có dịch vụ nặn mụn Y khoa để tránh tình trạng thâm, sẹo. Đồng thời, tránh những loại mụn không nên nặn: - Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn. - Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng mụn mủ thường lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi. - Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. - Mụn mủ li ti trên da, xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh dài ngày. Không phải mụn, không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu… - Mụn viêm đỏ trên nền đỏ da vùng trung tâm mặt, người lớn tuổi
Với những trường hợp trứng cá viêm mủ, nang bọc thì điều tốt nhất là bạn cần hạn chế các tác động kích thích lên da mặt. Trong đó có các tác động vật lý như sử dụng máy rửa mặt để tránh việc làm vỡ các tổ chức mụn dưới da, sẽ khiến mụn lây lan và tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở những người da nhạy cảm thì các dụng cụ hỗ trợ này cũng thực sự không thật cần thiết, thậm chí là đôi khi có thể gây hại cho da.
Quá trình hình thành mụn đã được đề cập qua 4 yếu tố: Tăng tiết bã nhờn; Sừng hóa nang lông; Vi khuẩn C.acnes phát triển; Quá trình viêm của cơ thể. Nếu loại bỏ được nguyên nhân mụn gây ra do tăng tiết nhờn thì còn 3 nguyên nhân nữa. Vì vậy, hãy xem kỹ lại những vấn đề trong chăm sóc da và liệu các sản phẩm bạn đang dùng có phù hợp cho người dễ sinh mụn?
- Kiên trì tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ cuộc hay ngắt quãng quá trình điều trị - Thực hiện liệu trình duy trì, chăm sóc da đúng cách hàng ngày và tái khám đều đặn - Đến khám bs ngay khi có dấu hiệu mụn tái phát. - Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, rượu bia, hạn chế các thực phẩm béo ngọt, cay… - Tối ưu môi trường sống, hạn chế tác động xấu từ môi trường
Hotline 0915 635 432 Facebook Zalo