0915.635.432 (CSKH) 0913.128.967 (BS Chi)
Thứ 2 - thứ 7: 7h - 19h Chủ nhật: 7h - 11h T2 - T7: 7h - 19h CN: 7h - 11h
search

Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng & cách chữa đơn giản hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây triệu chứng đỏ da, bong tróc, ngứa ngáy bứt rứt. Bệnh không được chữa trị ngay dễ gặp các biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm, đặc biệt là ở trẻ em. Những tư vấn từ Phòng khám chuyên khoa Da Liễu Ngọc Châu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh viêm da cơ địa là gì, có nguy hiểm không và đưa ra gợi ý về giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

Viêm da cơ địa là gì? Bệnh có lây không?

Viêm da cơ địa tên tiếng Anh là Atopic dermatitis, đây là căn bệnh về da liễu liên quan đến yếu tố cơ địa với đặc trưng là tình trạng đỏ da, da khô, ngứa, tổn thương ở dạng chàm. Bệnh thường có tính chất mãn tính, tái phát định kỳ và thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn cả và thường khởi phát khi trẻ còn nhỏ.

Bệnh không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh, thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Do đó, khi gặp các triệu chứng viêm da cơ địa bạn nên thăm khám và chữa trị sớm để tránh bệnh di truyền sang thế hệ sau. Đặc biệt là phụ nữ nên chữa khỏi trước khi có ý định mang thai và sinh nở.

Triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại khó chịu và dai dẳng

Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Đỏ và khô da;
  • Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi;
  • Da dày lên, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy;
  • Xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ;
triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Bệnh khởi phát sau khi sinh khoảng 3 tuần với các triệu chứng cấp tính, đỏ da, ngứa sau đó sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết, đóng vảy tiết do đó rất dễ bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em: Ờ giai đoạn từ 2 tuổi trở đi, đa số trẻ bị viêm da cơ địa là do chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang với các thương tổn điển hình là sẩn đỏ, vết trợt, da dày, có mụn nước khu trú, lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn: Ở người lớn biểu hiện của viêm da cơ địa. Gồm mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hóa và ngứa.

Viêm da cơ địa có thể khởi phát ở mọi vị trí trên cơ thể. Trong đó phổ biến nhất là chân, tay, mặt hoặc toàn thân. Dưới đây là những hình ảnh giúp bạn nhận diện căn bệnh viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

bệnh viêm da cơ địa ở người lớn

Bệnh có tính chất tái phát do đó rất dễ để lại sẹo do tổn thương da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc trưng của bệnh là ngứa, càng ngứa càng gãi nhiều. Vì vậy da ngày một dày lên, nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa chưa rõ ràng

Đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác được nguyên nhân gây ra căn bệnh ngoài da này. Tuy nhiên, trên góc độ bệnh học các nhà khoa học đã tìm ra những yếu tố. Có thể là nguyên nhân hoặc khiến bệnh nặng hơn như:

  • Di truyền: Bố mẹ bị viêm da cơ địa con cái có nguy cơ cao mắc bệnh này. Tỷ lệ này là 80% con mắc nếu cả bố và mẹ cùng mắc.
  • Cơ địa: Theo thống kê trên bệnh nhân thực tế, đa số bệnh nhân đều có tiền sử bản thân hoặc người trong gia đình. Mắc các bệnh có liên quan đến yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sẩn ngứa, dị ứng thuốc và mề đay.
  • Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn, tác động của môi trường.
  • Dị ứng thức ăn: Thường gặp ở trẻ em dị ứng với một số thức ăn. Như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách giảm các thức ăn này trong khẩu phần ăn. Và theo dõi tiến triển bệnh.
  • Tính chất công việc, cuộc sống: tiếp xúc với khói bụi, hóa chất… cũng là nguyên nhân thường gặp. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Do ảnh hưởng bởi các dị nguyên, môi trường và thay đổi tâm sinh lý của người bệnh.
nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh viêm nhiễm ngoài da phổ biến nhất hiện nay. Căn bệnh này được xếp vào nhóm các bệnh tự miễn. Có liên quan mật thiết đến tính cơ địa và di truyền.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị viêm da cơ địa đặc hiệu. Do đó chưa thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào giải quyết triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chọn đúng phương pháp chữa trị phù hợp. Có quyết tâm điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời chú ý tiết chế, kiêng khem trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này và ngăn chặn tối đa việc tái phát.

Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Nguyên tắc chung để điều trị viêm da cơ địa cần đảm bảo dùng thuốc chống khô da, dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm. Đồng thời tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng tái phát. Hiện nay, phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến nhất là Tây y và Đông y. Một số người bệnh tự tìm hiểu và chữa theo phương pháp dân gian, cụ thể:

Cách chữa tại nhà bằng dân gian

Trong dân gian cũng có nhiều mẹo chữa viêm da và phổ biến nhất là các cách:

  • Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
  • Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
  • Trị viêm da cơ địa bằng lá ổi
  • Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa
  • Hạn chế triệu chứng viêm da bằng lá lốt

Ngoài ra, còn một số cách chữa dân gian khác như bằng lá khế, lá đu đủ, lá tía tô, lá đinh lăng. Cũng được áp dụng tương tự các loại lá khác .

Nhìn chung các phương pháp dân gian điều trị viêm da cơ địa theo dân gian. Đều sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên hoặc một số loại thảo dược dễ kiếm có tính sát khuẩn, dưỡng ẩm da. Các cách chữa bệnh này đều khá lành tính và an toàn cho sức khỏe. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng mẹo dân gian chỉ giúp làm giảm bớt được các triệu chứng khó chịu của bệnh. Như da khô, ngứa ngáy, giảm tình trạng viêm nhiễm. Hiệu quả điều trị bệnh thấp và không giúp làm dứt hẳn các triệu chứng. Do đó, bệnh nhân vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Để được tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất.

Thuốc trị bệnh viêm da cơ địa từ tây y

Với Tây y, điều trị viêm da cơ địa sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để áp dụng điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân hoặc cả 2, cụ thể:

Điều trị tại chỗ: Sẽ gồm tắm nước ấm với xà phòng ít chất kiềm, sau đó dùng thuốc làm ẩm da. Tiếp theo sẽ sử dụng các loại thuốc theo chỉ định gồm:

  • Trẻ em sử dụng loại corticoid hoạt tính yếu như hydrocortison 1-2,5%. Người lớn dùng loại hoạt tính trung bình như desonid, clobetasonbutyrat.
  • Với tổn thương lichen hóa, vị trí da dầy sẽ dùng loại corticoid hoạt tình mạnh hơn như clobetasol propionat.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng mỡ kháng sinh, mỡ corticoid chống nhiễm khuẩn, đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%, thuốc bong sừng bạt vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic, thuốc ức chế miễn dịch…

Lưu ý: Chỉ dùng lượng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, bôi lớp mỏng, bôi trong 1 tuần. Và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.

Với điều trị toàn thân: Được chỉ định với những bệnh nhân bị nặng bằng cách loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng histamin H1 như Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin
  • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1, uống theo đợt.
  • Corticoid Prednisolon (dùng thời gian ngắn, khi bệnh bùng phát nặng)

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa chứa corticoid trong thời gian dài. Có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, ảnh hưởng tuyến thượng thận, làm teo da, rạn da, Là da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng.

Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa được gọi là Can tiễn hoặc Ngưu bì tiễn. Nguyên nhân là do phong, thấp, nhiệt gây nên, trong đó yếu tố phong là chính. Khi phong tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ hóa nhiệt, chính nhiệt táo của phong kết hợp với nhiều yếu tố khác gây ra bệnh.

Để điều trị viêm da cơ địa theo y học cổ truyền cần phải xác định. Là do nguyên nhân nào sẽ có phép trị tương ứng, cụ thể:

📌 Nếu viêm da cơ địa do phong với biểu hiện ngứa. Sẽ dùng phép trị khu phong như kinh giới, phòng phong, bạc hà, ké đầu ngựa…

📌 Nếu viêm da cơ địa do nhiệt (hỏa) với biểu hiện nóng rát, sưng nề… Sẽ dùng phép trị thanh nhiệt, giải độc như sài đất, bồ công anh, liên kiều…

📌 Nếu viêm da cơ địa do huyết ứ với biểu hiện nổi sẩn, khó chịu. Sẽ dùng phép chữa hoạt huyết với các vị thuốc như đào nhân, tảo giác thích…

📌 Nếu viêm da cơ địa do thấp nhiệt với biểu hiện có mụn nước, chảy nước vàng, viêm nhiễm. Sẽ dùng phép trừ thanh trừ thấp nhiệt như hoàng bá, khổ sâm, hoàng liên…

Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da Liễu bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU NGỌC CHÂU

Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdalieungochau/

Website: https://phongkhamngocchau.com/

Youtube: https://www.youtube.com/@PhongKhamDaLieuNgocChau

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một số thuốc trong trị liệu thực sự có vai trò kích thích bong sừng da, nới lỏng các bít tắc nông trên bề mặt, do đó mà các tổn thương mụn bên dưới sẽ được đẩy dần lên bên trên và tự rụng ra ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng phương pháp lấy nhân mụn). Nếu bạn chỉ thấy các tổn thương nhân mụn nổi nhiều hơn nhưng không có bất thường nào kèm theo khác sau khi sử dụng thuốc bôi mụn một thời gian (khoảng 1-2 tuần) thì có thể đó là diễn tiến bình thường mà thôi. Nếu bạn có lo lắng nào khác, hãy trao đổi thêm với bác sĩ đang điều trị của bạn để có câu trả lời cho riêng mình nhé.
Trong quá trình điều trị mụn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình điều trị (thường vào khoảng tuần thứ 2-4) có thể sẽ gặp phải hiện tượng các mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn, hoặc một số trường hợp trở nên viêm mủ thấy rõ hơn (gọi là hiện tượng bùng phát mụn cấp tính trong điều trị). Vấn đề này thường thấy hơn ở những trường hợp sử dụng một số thuốc uống như isotretinoin hoặc các thuốc thoa có tác động bong sừng như retinoids… Các triệu chứng với những dạng bùng phát nhẹ sẽ tự hết mà không cần ngưng hoặc thay đổi quá trình điều trị. Với các triệu chứng như nhân mụn lộ rõ sau khi thoa thuốc có tác dụng làm bong những lớp sừng, tổ chức bít tắc bề mặt thì bạn cần lưu ý :Tiếp cận sử dụng sản phẩm một cách chậm rãi các hoạt chất, nồng độ sử dụng, lượng sử dụng, khoảng cách giữa các lần sử dụng hoặc sử dụng các sản phẩm làm dịu da đi kèm một cách hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Một số tình huống khác có thể khiến tình trạng mụn có xu hướng nặng hơn sau khi điều trị. Những trường hợp hiện tượng bùng phát mụn có thể nặng và cần được điều trị kết hợp kèm theo. Lúc này bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn phù hợp cho tình trạng của bạn Ngoài ra, trước khi điều trị bạn có thể thảo luận những vấn đề này với bác sĩ để lựa chọn cho mình phương án lựa chọn thích hợp nhất. Bác sĩ khám mụn cũng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xuất hiện như vậy trong quá trình điều trị.
Tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng, đặc biệt là với các dạng thuốc uống có nguy cơ tác dụng phụ nhiều hay ít, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng… Với trường hợp này, bạn cần gặp ngay bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nhất.
Kính độ cao bệnh viện vẫn có kính. Nhưng độ cao nên chờ hãng gửi kính có độ phù hợp nên bạn không nhận được kính ngay, kính sẽ có nhanh thì 1-2 ngày và chậm nhất là 3-5 bạn sẽ có kính.
Có chỉ khi nó khiến bạn khó chịu (về cả chủ quan lẫn khách quan), nặn mụn thực tế có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên không nên tự nặn mụn tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế có dịch vụ nặn mụn Y khoa để tránh tình trạng thâm, sẹo. Đồng thời, tránh những loại mụn không nên nặn: - Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn. - Mụn trứng cá nổi thành từng đám. Mụn xuất hiện cùi trắng mụn mủ thường lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi. - Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ, mụn có kích thước lớn và rất đau. - Mụn mủ li ti trên da, xuất hiện sau khi sử dụng kháng sinh dài ngày. Không phải mụn, không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu… - Mụn viêm đỏ trên nền đỏ da vùng trung tâm mặt, người lớn tuổi
Với những trường hợp trứng cá viêm mủ, nang bọc thì điều tốt nhất là bạn cần hạn chế các tác động kích thích lên da mặt. Trong đó có các tác động vật lý như sử dụng máy rửa mặt để tránh việc làm vỡ các tổ chức mụn dưới da, sẽ khiến mụn lây lan và tình trạng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở những người da nhạy cảm thì các dụng cụ hỗ trợ này cũng thực sự không thật cần thiết, thậm chí là đôi khi có thể gây hại cho da.
Quá trình hình thành mụn đã được đề cập qua 4 yếu tố: Tăng tiết bã nhờn; Sừng hóa nang lông; Vi khuẩn C.acnes phát triển; Quá trình viêm của cơ thể. Nếu loại bỏ được nguyên nhân mụn gây ra do tăng tiết nhờn thì còn 3 nguyên nhân nữa. Vì vậy, hãy xem kỹ lại những vấn đề trong chăm sóc da và liệu các sản phẩm bạn đang dùng có phù hợp cho người dễ sinh mụn?
- Kiên trì tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ cuộc hay ngắt quãng quá trình điều trị - Thực hiện liệu trình duy trì, chăm sóc da đúng cách hàng ngày và tái khám đều đặn - Đến khám bs ngay khi có dấu hiệu mụn tái phát. - Xây dựng lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, rượu bia, hạn chế các thực phẩm béo ngọt, cay… - Tối ưu môi trường sống, hạn chế tác động xấu từ môi trường
Hotline 0915 635 432 Facebook Zalo